Hệ Thống Tiếp Địa Và Những Lợi Ích Trong Công Việc

Hệ thống tiếp địa và những lợi ích trong công việc

An toàn trong lao động là vấn đề rất được quan tâm hiện nay trong bất kì công việc nào. Các doanh nghiệp hiện nay đã trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho nhân viên của mình. Đặc biệt là ngành điện, đòi hỏi thao tác làm việc có độ chính xác cao, nhân viên có kinh nghiệm. Và cần thiết nhất vẫn là các trang bị bảo hộ, không thì là những thiết bị có thể làm giảm thiểu được tình trạng nguy hiểm trên. Một trong số đó là bộ tiếp địa di động, vật dụng thường thấy trong các công trình, nhà máy. Nhiều người hiện tại vẫn chưa biết về những lợi ích tuyệt vời mà hệ thống tiếp địa mang lại. Và phương pháp tiếp địa được xem là phương tối ưu nhất trong nhiều công việc hiện nay.

Khái niệm về hệ thống tiếp địa

Tiếp địa hay còn được gọi là nối đất, tiếp đất là phương pháp tối ưu giải quyết vấn đề về rò rĩ điện. Đây là phương pháp nhằm ngăn các thiết bị điện, điện tử xảy ra hiện tượng quá tải. Tiếp địa di động có công dụng nhưng những loại tiếp thông thường nhưng nhỏ gọn và tiện lợi hơn. Nhờ vào thiết kế nhỏ gọn giúp thiết bị này ngày càng phổ biến hơn, được tin dùng nhiều hơn.

Tiếp địa là tạo ra một đường dẫn có điện trở thấp hơn và hướng vào lòng đất. Sau khi được nối đất thì các dòng điện thừa sẽ tự động tan biến đi đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ở các nước như châu Âu hay châu Mỹ thì chuôi cắm của hệ thống bao gồm 3 chân là L-N-E. Tại Việt Nam chỉ cần cắm sâu thanh sắt xuống đất khoảng chừng 10cm. Sau đó người thực hiện chỉ cần nối điện vào vỏ các thiết bị điện, rồi nối vào thanh sắt 10cm. Nhờ thực hiện các thao tác trên sẽ không bị giật điện khi chạm vào vỏ của thiết bị điện.

Hệ thống tiếp địa cao cấp
Các vật dụng đầy đủ bộ tiếp địa di động

Bộ tiếp địa và cấu tạo của chúng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bộ tiếp địa khác nhau và được chia theo nhiều loại để phục vụ mỗi sở thích. Nhưng hầu hết các loại này đều có chung một công dụng và cấu tạo cơ bản. Các bộ phận chính của bộ tiếp địa là điện cực, dây tiếp địa, kẹp mỏ vịt, sào cách điện, cọc cách điện…

  • Trong đó điện cực được nối đất bao gồm điện cực thẳng đứng và điện cực nằm ngang. 2 điện cực này sẽ được chôn ngầm dưới đất ở một độ sâu nhất định. Điện cực có cấu tạo từ thép mạ kẽm hoặc bằng thép tròn mạ kẽm. Có chiều dài xấp xỉ khoảng từ 2m đến 3m và được đóng sâu xuống đất. Thông thường sẽ được đóng với phương vuông góc cách mặt đất từ 0,5m đến 0,8m. Và được hàn cố định liên kết với nhau ở lòng đất bằng các thanh sắt dẹt có tiết diện 160mm2.
  • Dây tiếp địa thường nằm trên mặt đất và có cấu tạo từ chất liệu thép tròn mạ dây đồng. Có thiết diện thường lớn hơn 25mm2 và bé hơn 1/3 dây alpha. Một đầu của dây dẫn sẽ nối với các cọc tiếp địa. Còn đầu còn lại sẽ được nóiu các các bộ phận cần thiết ở dưới lòng đất.
  • Sào cách điện, cọc cách điện sẽ được làm từ sợi thủy tinh hoặc nhựa composite cao cấp. Đặc điểm của 2 chất liệu trên là cách điện vượt trội đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Kẹp mỏ vịt thường được cấu tạo từ hợp kim nhôm hoặc chất liệu như mạ đồng, vàng. Đầu kẹp nặng hình mỏ vịt, đảm bảo kẹp chắc bulong, ốc vít, cọc tiếp địa.

Những việc cần chú ý khi thực hiện tiếp địa di động

  • Hệ thống cọc tiếp địa phải được thi công trước nghĩa là phải được chuẩn bị sẵn sàng trước. Và khi kết thức quá trình thì sẽ được tháo ra cuối cùng trước khi dời đến vị trí khác.
  • Đảm bảo trong các công trường, nhà máy, phân xưởng luôn có đầy đủ thiết bị đo rò rĩ.
  • Khi xảy ra hiện tượng rò rĩ dòng điện cần kiểm tra thật kĩ khu vực đó và tiến hành ngắt điện. Đầu tiên cần phải trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, đồ bảo hộ lao động. Và tiến hành thực hiện thao tác ngắt nguồn điện tại khu vực làm việc.
  • Người thực hiện tiếp địa phải là đã có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này. Đảm bảo người lao động đã được tập huấn về an toàn điện, biết sử dụng dụng cụ. Đặc biệt cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của dòng điện một chiều.
  • Thường xuyên lau chùi thiết bị, nên kiểm tra định kì và đi bảo dưỡng dụng cụ nếu cần. Không nên xài các biệt quá cũ, đã bị bong tróc hay phích cắm hỏng sẽ dễ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Hệ thống tiếp địa chất lượng
Kẹp mỏ vịt chuyên dụng trong bộ tiếp địa

Một vài cách bảo quản hệ thống tiếp địa an toàn

  1. Cần thường xuyên lau chùi vật dụng, bảo quản riêng từng bộ phận của vật dụng. Không nên để vật dụng lẫn vào các trang bị lao động khác. Vì rất dễ gây nhầm lẫn khi thực hiện thao tác sẽ làm rối thiết hệ thống tiếp địa.
  2. Thu gọn các vật dụng trong hệ thống tiếp địa và lau chùi sau mỗi lần sử dụng.
  3. Hạn chế cho vật dụng tiếp xúc với nước, điều này rất dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Khi sản phẩm ướt hãy đem đi sấy khô trong khoảng 1 đến 2 giờ tùy theo mức độ.
  4. Không nên để vật nặng đè lên bộ hệ thống tiếp địa, rất dễ gây hư hỏng, biến dạng sản phẩm.
  5. Thường xuyên kiểm tra định kì sản phẩm, bảo dưỡng và đưa đi kiểm định chất lượng nếu thấy nghi ngờ.

Mua vật dụng tiếp địa chất lượng tại Bảo Hộ Xanh

Bảo Hộ Xanh chuyên cung cấp các mặt hàng về đồ bảo hộ lao động, vật dụng cách điện. Ngoài ra chúng tôi có đa dạng các loại mặt hàng từ mẫu mã, đến thương hiệu và kiểu dáng. Chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng, chất lượng tuyệt đối, an toàn vượt bật. Với sứ mệnh đem lại sự an toàn cho bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi. Hãy liên hệ với Bảo Hộ Xanh để sở hữu những trang bị bảo hộ an toàn, chất lượng nhất.

Đánh giá post

Trả lời

chat zalo goi lai chat facebook Voi Biển