Bộ Tiếp Địa Di Động Phân Loại Cơ Bản & Cách Sử Dụng

Bộ tiếp địa di động đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bảo hộ an toàn điện. Bởi sản phẩm vừa có tính bảo vệ cao, vừa dễ sử dụng và vận chuyện. Điện đã ra đời hơn 200 năm nay và kéo theo đó là những phát minh vĩ đại ra đời. Đi chung với những phát minh vĩ đại đó là những tai nạn gây ra bởi nguồn năng lượng này. Do đó, để sử dụng điện đúng cách và an toàn cần phải được trang bị đầy đủ kỹ năng. Như thế con người mới có thể phát huy hết những công dụng mà điện có thể đem lại. Ngày nay các trang thiết bị bảo hộ trong ngành điện được ra đời để bảo vệ con người. Trong đó có thể kể đến như thảm cách điện, bút thử điện, quần áo bảo hộ,…

Hôm nay Bảo Hộ Xanh mang đến cho các bạn một trang bị rất quan trọng trong lĩnh vực điện. Đó là hệ thống bộ tiếp địa di động được sử dụng để kiểm tra các nguồn điện. Đây là một trong những thiết bị bảo hộ quan trọng bậc nhất trong “combo” lĩnh vực về điện. Vậy hệ thống bộ tiếp địa là gì và được sử dụng như thế nào? Hãy theo dõi ngay sau đây để có kiến thức cơ bản về bộ thiết bị này nhé.

Bộ Tiếp Địa Di Dộng Là Gì? Ý Nghĩa Và Khái Quát Công Dụng

Bộ tiếp địa còn được biết đến với những tên gọi khác như là bộ tiếp đất hay bộ nối đất. Đây là bộ trang bị được sử dụng để giải quyết những vấn đề chập điện hoặc rò rỉ điện. Những rủi ro đó có thể nằm ở tất cả các thiết bị có nguồn điện áp, điện tử. Bất cứ vật dụng, đồ dùng nào có sử dụng nguồn điện là đều có những hiểm nguy tiềm ẩn. Do đó mỗi người chúng ta, đặc biệt là những công nhân làm trong lĩnh vực ngành điện. Tất cả đều cần phải được trang bị kỹ năng cơ bản trong việc phòng chống rò rỉ chập điện. Phòng khi những trường hợp khẩn cấp thì có những kiến thức cơ bản để xử lý.

Bộ Tiếp Địa Di Động 3 Pha 110kv

Về cơ bản, bộ tiếp địa bao gồm sợi dây đồng hoặc thép, bộ dây tiếp địa, cây sắt và đầu kẹp. Mục đích là để kiểm tra giải quyết những vấn đề liên quan đến dòng điện của thiết bị. Người dùng có thể truyền điện từ thiết bị đang kiểm tra xuống dưới đất. Để từ đó có thể đụng vào thiết bị mà không bị giật điện. Tuy nhiên người sửa chữa vẫn cần phải trang bị thêm nhiều đồ bảo hộ khác. Và cần có thêm người để hỗ trợ sửa chữa và đề phòng trong những trường hợp nguy cấp.

Cách Phân Biệt Các Bộ Tiếp Địa Di Động Và Cách Sử Dụng

Hiện nay có nhiều bộ tiếp địa khác nhau để phục vụ cho những quy mô sửa chữa khác nhau. Tùy vào thiết bị, quy mô công việc và số lượng nhân sự để lựa chọn thiết bị phù hợp. Khám phá ngay sau đây để biết được những bộ tiếp địa cơ bản và những công dụng cụ thể.

Phân Loại Bộ Tiếp Địa Hạ Thế Và Bộ Tiếp Địa Trung Thế

Nếu xét theo lượng dòng điện chạy trên một giây thì chúng ta có hai loại. Đó là bộ tiếp địa hạ thế và bộ tiếp địa trung thế. Về phần hạ thế, bộ tiếp địa có khả năng chịu được dòng điện tối đa là 4000A trong 1 giây. Cấu tạo của bộ được sản xuất chủ yếu bằng đồng hoặc hợp kim đồng. Do đó khả năng chịu được dòng diện chạy qua rất tốt. Nhờ vào lực ép co giãn của lò xo, bộ tiếp địa hạ thế có thể kẹp chặt các đầu cực loại CCB từ 250A cho đến tối đa 1000A.

Bộ Tiếp Địa Di Động 4 Đầu Kẹp

Còn với bộ tiếp địa trung thế có khả năng chịu được dòng điện lên đến 8300A trên một giây. Công dụng của bộ trung thế là vấn đề nối đất an toàn khi có người trên mạng lưới điện. Bộ trung thế luôn đạt chuẩn chất lượng TCVN 3624. Do đó người dùng có thể an tâm khi sử dụng mẫu này.

Cách Phân Biệt Bộ Tiếp Địa Di Động 35kv Trở Lên Theo Lượng Dòng Điện Áp

Nếu xét theo lượng điện áp có thể tiếp nhận được trên bộ tiếp địa thì có rất nhiều loại. Từ loại bộ tiếp địa 22kv, 35kv, 110kv, 220kv và hơn thế nữa. Tuy nhiên, thông dụng và được sử dụng nhiều nhất vẫn là 3 loại 35kv, 110kv và 220kv. Đa số tất cả các loại đều được sản xuất bằng đồng hoặc hợp kim đồng. Luôn đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của ISO-9000, TCVN 5587-1991 trong vấn đề an toàn về điện. Sào cách điện và dây cáp đều được che phủ bởi lớp nhựa PVC cao cấp. Mỗi bộ đều có đầy đủ 3 dây cách điện và 3 sào nối đất, 1 bộ túi đựng đồ nghề. Với sự sắp xếp tiện lợi và nhỏ gọn giúp cho bộ tiếp địa có thể vận chuyển nhiều nơi.

Cách Sử Dụng Cọc Tiếp Địa An Toàn Và Hướng Dẫn Bảo Quản

Trước khi sử dụng, người dùng cần trang bị quần áo, găng tay, giày bảo hộ và bút thử điện. Đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh trước khi tiến hành sửa chữa. Cắm một thanh sắt sâu xuống đất tối thiểu là 10 cm so với mặt đất. Giữ khoảng cách an toàn với sào tiếp đất, cây cách điện. Đảm bảo không có dòng điện áp trên thiết bị sửa chữa rồi mới thực hiện tiếp địa. Cần biết được lượng dòng điện áp bao nhiêu để sử dụng bộ tiếp địa thích hợp.

Bộ Tiếp Địa Di Động Aptomat 4 Đầu Kẹp

Sau khi sử dụng xong, cần bỏ sản phẩm vào túi bảo quản. Tránh cất ở nơi ẩm mốc hoặc có nhiệt độ quá cao trong thời gian dài. Trước khi bỏ vào túi cần vệ sinh lau chùi nhẹ các thiết bị. Cất ở nơi thoáng mát gọn gàng, không để vật nặng đè lên và không để ơ nơi có dòng điện. Biết giữ gìn và bảo quản sẽ giúp cho sản phẩm có độ bền bỉ tốt và tuổi thọ cao.

Ở Đâu Cung Cấp Hệ Thống Cọc Tiếp Địa An Toàn Và Chất Lượng?

Bảo Hộ Xanh chuyên cung cấp các hệ thống cọc tiếp địa hoàn toàn chất lượng và uy tín. Từ nhập khẩu đến hàng sản xuất nội địa. Giá cả cạnh tranh nhất thị trường, chất lượng đảm bảo an toàn. Để xem thêm nhiều sản phẩm và công dụng, các bạn có thể vào trang web của Bảo Hộ Xanh. Liên với bộ phận tư vấn khi muốn đặt hàng hoặc có thắc mắc cần giải đáp. Số điện thoại bộ phận tư vấn: (028) 6684 9666. Đường dây nóng tại chi nhánh miền Nam: 0938 528 965  và miền Bắc – Trung: 0965 871 759.

Đánh giá post

2 thoughts on “Bộ Tiếp Địa Di Động Phân Loại Cơ Bản & Cách Sử Dụng

Trả lời

chat zalo goi lai chat facebook Voi Biển