Hệ Thống Tiếp Địa – Bảo Hộ An Toàn Điện Và Phòng Chống Sét

Hệ thống tiếp địa được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều công trình, nhà đất. Với mục đích phòng chống sét và bảo hộ an toàn điện. Giúp giảm thiểu hoặc hạn chế tối đa những thiệt hại mà dòng sét gây ra. Có thể nói, hệ thống này được xem như là nền móng trọng yếu trong biện pháp phòng chống sét. Thường xuyên được kiểm tra và đo đạc định kỳ hàng năm. Vậy một hệ thống tiếp đất gồm những thành phần gì? Chức năng của nó quan trọng ra sao? Quy trình lắp đặt như thế nào là đúng quy cách? Tất tần tật sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thông tin khái quát về hệ thống tiếp địa 

Hệ thống tiếp địa là gì?

Đây là bộ phận thiết yếu của hệ thống chống sét, còn được gọi là hệ thống nối đất. Với khả năng tiêu tán năng lượng quá áp xuống lòng đất và cân bằng dòng điện thế. Hỗ trợ dẫn truyền dòng sét xuống dưới lòng đất an toàn và nhanh chóng. Đảm bảo cho các hoạt động của công trình, nhà đất tránh khỏi nguy cơ gây hại bởi sét đánh. Đồng thời, bảo vệ sự an toàn cho người dân cũng như hệ thống điện và các thiết bị điện tử, viễn thông…

Cụ thể, quy trình hoạt động của hệ thống tiếp đất trong một số trường hợp sẽ như sau:

  • Khi có dòng sét mang điện áp cao đánh vào đường dây điện. Các thiết bị chống sét thuộc hệ thống sẽ dẫn truyền dòng điện sét. Cho nó chạy xuống tản vào lòng đất thông qua các điện cực. 
  • Khi xảy ra hiện tượng chập điện các thiết bị điện tử, sẽ xuất hiện dòng điện ngắn mạch. Khi này, dòng điện rò sẽ chạy qua vỏ thiết bị điện hoặc vật liệu của thiết bị chống sét. Đi theo dây dẫn truyền xuống các điện cực, chạy tản vào bên trong lòng đất.
  • Khi có sự cố một thanh/ cáp dẫn điện vô tình chạm đất do hậu quả của hỏng cách điện. Lúc này, các dòng điện áp sẽ được dẫn truyền qua các điện cực của hệ thống nối đất. Và cũng chạy tản vào bên trong lòng đất. 

Do đó, để đáp ứng được các tiêu chuẩn tiếp đất chuyên dụng. Mỗi một hệ thống tiếp đất đều cần có các yêu cầu kỹ thuật phù hợp về: Điện trở tiếp đất, vật liệu tiếp đất và quy mô tiếp đất.

Chức năng và thành phần chính của hệ thống tiếp địa di động

Chức năng của hệ thống tiếp địa

Tiếp đất được chia theo 3 chức năng cơ bản chủ yếu là: Chống sét, an toàn và công tác. Tùy theo mỗi tình huống cụ thể mà các chức năng có thể kết hợp hoặc sử dụng riêng biệt.

  • Tiếp đất chống sét có tác dụng ngăn chặn tác động từ dòng điện áp khí quyển của sét đánh. Thường sẽ đánh thẳng và trạm biến áp hoặc lan truyền qua các đường dây điện thế. Dây tiếp đất nối vào điểm cuối của thiết bị thu sét hoặc kim thu lôi. Sẽ truyền dòng sét chạy tản vào đất qua các điện cực.
  • Tiếp đất an toàn: Có vai trò bảo hộ an toàn cho những người làm việc gần thiết bị mang dòng điện thế cao. Phòng tránh các sự cố về điện khi cách điện bị hỏng. Khi này, dây tiếp đất sẽ nối với giá đỡ của thiết bị điện hay vỏ tủ của bảng điện, máy biến thế.
  • Tiếp đất công tác có chức năng đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của thiết bị điện. Và dây tiếp đất được nối với điểm cuối của cuộn dây thứ cấp, cuộn dây sơ cấp. Cùng với sứ trung điểm của máy biến áp. 

Về thành phần chính thì cơ bản hệ thống tiếp đất được cấu tạo từ hai bộ phận:

  • Bộ phận được chôn sâu dưới lòng đất, hay còn được gọi là bãi tiếp địa: Gồm nhiều cọc tiếp địa liên kết lại với nhau. 
  • Bộ phận lộ thiên ở phía trên mặt đất: Gồm các dây dẫn hoặc thanh đồng được nối liền cùng bãi tiếp địa. Cùng với thiết bị điện (chức năng an toàn điện) hoặc nối với thiết bị thu sét (chức năng chống sét).

Các quy trình lắp đặt và sử dụng tiếp địa

Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa

Bước 1: Khoan giếng tiếp địa hoặc đào hố, rãnh

Tìm kiếm và chọn vị trí lắp đặt hệ thống tiếp đất cho phù hợp với địa hình. Cần kiểm tra xem trước đó đã có các công trình ngầm hay chưa để tránh. Hố rãnh sẽ được đào theo kích thước đã được thiết kế trước. Thường thì rãnh sẽ có chiều rộng từ 30cm đến 50cm và sâu từ 60cm đến 80cm. Tuy nhiên, khu vực có mặt bằng thi công hạn chế hoặc điện trở suất cao vượt mức cho phép. Được kiến nghị rằng nên áp dụng phương pháp khoan giếng.

Bước 2: Thực hiện lắp đặt các cọc tiếp địa

Các cọc tiếp địa sẽ được đóng sâu xuống lòng đất. Cho đến khi đỉnh của cọc cách đáy rãnh, hố từ 10cm đến 15cm. Và khoảng cách mỗi cọc sẽ được tính bằng 2 lần chiều dài của cọc. Với những nơi có diện tích giới hạn thì có thể giảm bớt khoảng cách giữa các cọc. Nhưng không được phép giảm ngắn hơn chiều dài của một cọc. Cần lưu ý là cọc được đóng ở vị trí trung tâm cần phải đóng nông hơn các cọc khác. 

Sau khi đóng xong hết thì rải cáp đồng dọc theo phần rãnh đã đào trước đó. Tiếp theo, tiến hành hàn hóa nhiệt, nhằm giúp các cọc đã đóng được liên kết với nhau. Sau đó rải đều hóa chất có tác dụng giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng. Hóa chất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo và bao bọc quanh điện cực. Giúp tăng bề mặt tiếp xúc giữa đất và điện cực để giảm điện trở. Cuối cùng là nối dây dẫn dòng sét từ kim thu lôi vào hệ thống tiếp đất ngay tại vị trí cọc trung tâm. 

Bước 3: Kiểm tra hệ thống tiếp địa

Ngay tại vị trí đóng cọc tiếp địa trung tâm, thực hiện lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất. Sau đó, kiểm tra lại lần cuối tất cả mối hàn và lấp đất lại, nên nện chặt các hố, rãnh. Và nên nhớ là phải đo điện trở đất của toàn bộ hệ thống. Đạt yêu cầu là khi chỉ số chỉ dưới 10Ω.

Nên mua hệ thống tiếp địa an toàn, chất lượng và giá rẻ tại đâu? 

Bảo hộ Xanh – Đơn vị chuyên cung cấp hệ thống tiếp địa an toàn. Luôn nhận được sự tin tưởng và phản hồi tích cực từ nhiều đối tác lớn, nhỏ. Do đó, nếu bạn vẫn chưa tìm được nơi cung cấp đáng tin cậy thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Bảo hộ Xanh sẽ luôn cố gắng giúp bạn giải quyết khó khăn và đáp ứng mọi yêu cầu của bạn. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cùng những sản phẩm được kiểm tra đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng. Đảm bảo sẽ đem đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách.

Đánh giá post

2 thoughts on “Hệ Thống Tiếp Địa – Bảo Hộ An Toàn Điện Và Phòng Chống Sét

Trả lời

chat zalo goi lai chat facebook Voi Biển