Hệ Thống Tiếp Địa – Quy Trình Lắp Đặt Đúng Chuẩn

Hệ Thống Tiếp Địa Được Hiểu Như Thế Nào?

Tiếp địa là quá trình truyền dòng điện trực tiếp xuống lòng đất. Quá trình này được thực hiện nhờ vào sự trợ giúp của dây điện trở thấp. Đây là một sự sắp xếp trong đó lắp đặt điện được kết nối với một phương tiện tiếp đất. Các phương tiện này gộp lại gọi chung là hệ thống tiếp địa hoặc hệ thống chống sét.

Đôi khi việc tiếp đất được sử dụng cho nhiều chức năng nhưng nhìn chung nó có mục đích chính là bảo vệ an toàn. Nếu không có bộ tiếp địa này, con người có thể bị điện giật khi chạm vào bất kỳ bộ phận kim loại nào. Vì phần thân của thiết bị có chức năng làm đường dẫn xuống đất.

Hệ Thống tiếp địa chất lượng cao
Hệ thống tiếp địa chất lượng cao

Hệ thống tiếp địa đạt chuẩn khi có đủ các bộ phận sau:

  • Cọc tiếp địa.
  • Dây liên kết được kéo từ trên đầu kim xuống đất.
  • Mối nối liên kết.
  • Hộp nối đất.
  • Hộp kiểm tra điện trở đất.

Tất cả bộ phận này đóng một nhiệm vụ riêng và đều có vai trò quan trọng như nhau. Chúng hợp lại với nhau giúp cho hệ thống tiếp địa được hoàn thiện cũng như đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động.

Hệ Thống Tiếp Địa Quan Trọng Như Thế Nào?

Hệ thống tiếp địa có tác dụng là tăng sự an toàn và giảm độ nhiễu xung quanh các thiết bị. Bên cạnh đó, chúng làm tăng độ tin cậy cho hệ thống, tăng tuổi thọ và giảm mức hư hỏng cho thiết bị.

Chúng ta có thể thấy, trái đất có thế năng bằng 0 sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch của thiết bị. Nếu không lắp đặt bộ tiếp địa có thể làm các thiết bị bị hư hỏng. Do đó, tôi sẽ nêu một số lý do cho thấy việc lắp đặt bộ tiếp địa lại quan trọng:

  1. Bảo vệ cá nhân tránh khỏi việc tiếp xúc với các tiềm ẩn không an toàn.
  2. Bảo vệ hệ thống điện.
  3. Bảo vệ xung điện từ.
  4. Bảo vệ chống lại sét.
  5. Trở kháng đủ thấp để tạo điều kiện cho hoạt động bảo vệ thỏa đáng trong các điều kiện sự cố.
  6. Bảo vệ điện áp, trong giới hạn hợp lý trong điều kiện sự cố. Có thể là sự cố như sét, vô tình tiếp xúc với hệ thống điện áp cao hơn,…
  7. Lớp cách điện trong máy biến áp lực.
  8. Giới hạn điện áp chạm đất trên vật liệu dẫn điện bao bọc thiết bị hoặc dây dẫn điện.
Hệ thống tiếp địa hạ thế giá rẻ
Hệ thống tiếp địa hạ thế giá rẻ

Quy Trình Lắp Đặt Đúng Của Hệ Thống Tiếp Địa Ra Sao?

Hệ thống tiếp địa an toàn và đạt hiệu quả cao phải trải qua một quy trình chuẩn. Dưới đây sẽ là các bước trong quy trình lắp đặt bộ tiếp địa.

Bước 1. Đào rãnh và khoan hố tiếp đất

Bước đầu tiên để đào rãnh và khoan hố tiếp đất ta cần phải xác định vị trí và kiểm tra kỹ nơi cần đặt cọc tiếp địa. Để tránh khỏi các nguy hại lớn cần tránh các công trình ngầm như cống ngầm, điện ngầm, cáp ngầm,…

Tiếp đến, tiến hành đào rãnh hoặc khoan hố tiếp địa. Tùy từng khu vực, có thể dùng các vật dụng như xẻng, cuốc hoặc xà beng để đào rãnh. Lưu ý phải đào rãnh có độ sâu từ 6-8 mét và chiều rộng là 3-5 mét. Đối với chiều dài, hình dạng cứ theo bản vẽ thi công hoặc địa hình thực tế mà thi công.

Đặc biệt để ý những nơi có điện trở suất cao hoặc mặt bằng thi công hạn chế thì phải áp dụng phương pháp khoan hố.

Bước 2. Chôn/ đóng cọc tiếp địa

Sau khi đào rãnh, khoan hố ta tiến hành đóng cọc. Tùy theo loại công trình mà dùng các cọc hoặc số lượng cọc khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý đóng cọc thẳng hàng và vuông góc với đất. Để đảm bảo an toàn khoảng cách giữa các cọc tối thiểu phải bằng độ dài của chúng.

Tiếp theo sử dụng cáp đồng trần tiếp điện để nối liên kết với các cọc đã đóng. Chúng ta có thể nối các cọc thông qua mối hàn hóa nhiệt để giúp bề mặt dẫn điện tốt, đảm bảo độ bền. Nhằm tăng diện tích bề mặt tiếp địa, giảm điện trở của điện cực tiếp địa và ôn định điện trở. Chúng ta tiến hành đổ hợp chất làm giảm điện trở đất.

Sau đó nối dây dẫn sét từ kim thu sét hoặc cáp tiếp đất chính vào hệ thống đất tại vị trí cọc địa trung tâm. Kim dây sét có độ dài từ 50-150cm, được làm bằng kim loại và gắn trên nóc nhà.

Bước 3. Hoàn trả mặt bằng và kiểm tra hệ thống tiếp đất

Sau khi lắp đặt hố cần kiểm tra điện trở đất. Điều này không thể thiếu trong quy trình vì giúp đảm bảo tính an toàn tuyệt đối khi nối các thiết bị chống sét. Hố đặt tại vị trí cọc trung tâm sao cho ngang với mặt đất.

Tiến hành kiểm tra các mối hàn lần cuối cùng trước khi lắp đất và thu dọn các dụng cụ gọn gàn. Khi kiểm tra và dọn dẹp xong, ta thực hiện lấp đất vào hố và rãnh. Lưu ý rằng đất cần được lấp và nện chặt lại trước khi hoàn trả mặt bằng. Cuối cùng, đo lại giá trị của điện trở tiếp đất. Nếu giá trị nhỏ hơn 10W thì hoàn thành vì đây là giá trị cho phép.

Hệ thống tiếp địa trung thế 35kv
Hệ thống tiếp địa trung thế 35kv

Hệ Thống Tiếp Địa Đạt Chuẩn Chất Lượng Được Bán Tại Đâu?

Hệ thống tiếp địa được bán rất nhiều nơi trên thị trường, chúng có vô số thương hiệu cũng như thông số kỹ thuật khác nhau. Mỗi loại sẽ có công dụng và chức năng khác nhau. Hiện nay, tại Thảm Cách Điện có bán bộ tiếp địa an toàn, trung thế và cao thế với chất lượng đạt chuẩn. Nếu muốn biết thêm thông tin bạn có thể truy cập vào website thamcachdien.com để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi.

Đánh giá post

Trả lời

chat zalo goi lai chat facebook Voi Biển