Cọc Tiếp Địa Là Gì? Những Tiêu Chuẩn Để Thi Công

Tiếp địa di động là một thiết bị bảo hộ rất quen thuốc đối với các công nhân làm sản xuất. Nhưng nó vẫn còn là một khái niệm khá lạ lẫm đối với một số người. Và một bộ phận không thể thiếu là cọc tiếp địa. Vậy hôm nay hãy cùng Thảm cách điện tìm hiểu những thông tin cơ bản về cọc tiếp địa di động này nhé.

Cọc tiếp địa là gì?

Cọc tiếp địa còn có tên gọi khác là cọc nối đất, hoặc điện cực đất. Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của bộ tiếp địa di động. Thông thường Cọc sẽ được thi công, xây dựng đầu tiên. Và nó được xem là nền móng của cả hệ thống chống sét. Và nếu như những chiếc cọc này không được làm đảm bảo sẽ gây hại cho những người xung quanh. Giúp cho hệ thống chống sét được hiệu quả và hoạt động tốt hơn. 

Cọc tiếp đấu là một thanh kim loại dài gồm có 2 đầu. Một đầu được vót nhọn nhằm cắm sâu được xuống đất. Phần đầu còn lại thì để bình thường bằng giúp cho việc đóng búa tạ dễ hơn. ở đầu này được làm thêm phần đến bàng ren để việc nối các cọc với nhau dễ dàng hơn.

hình ảnh cọc tiếp địa
Cọc tiếp đất

Vai trò của cọc tiếp đất

Cọc tiếp đất này có khả năng chuyển toàn bộ lượng điện năng thừa của sét xuống dưới đất. Sau đó năng lượng này sẽ được phát tán ra làm tiêu tan đi. Nhằm đảm bảo một cách an toàn các công trình, thiết bị. Và không làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của cá nhân lao động xung quanh.

Nếu như các cọc này không được xây dựng tiếp địa tốt thì có nhiều khả năng nguy hiểm xảy ra. Khi gặp xét chẳng may đánh vào các mạng lưới điện sẽ có nguy cơ gây hại cho các vật, con người xung quanh. Chình vì thế, trước khi tiến hành thi công đóng cọc cần tìm hiểu kỹ số lượng cọc. Chất lượng cọc và cách thức đóng cọc nhằm giảm thiểu tối đa những nguy hại có thể đem đến.

Những tiêu chuẩn khi lựa chọn và thi công cọc tiếp địa

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Để đảm bảo chất lượng về lâu về dài khi thi công và sử dụng cọc. Thì các khâu tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất cần theo tuần thủ nghiêm túc. Và được kiểm tra định kỳ một cách nghiệm ngặt. Buộc phải tuẩn thủ theo tiêu chuẩn tại TCVN 9358:2012:

Cọc được thiết kế phải có hình dạng là hình tròn. Và kích thước của bán kính, đường kính phải thiết kế theo tiêu chuẩn. Với điện cực thép thì kích thước bắt buộc phải trên 16mm. Còn đối với điện cực kim loại không phải thép thì kích thước bắt buộc tối thiểu là 12mm.

Về độ dày thì 4mm là kích thước độ dày tối thiểu cho phép sản xuất cọc. Đặc biệt, cọc cần được mạ kẽm hoặc chế tác bằng chất khác. Nhằm bảo vệ cọc có khả năng chóng chịu khi vùi sâu xuống dưới lòng đất. 

Đặc biệt, Không được dùng các thanh cốt thép, hay thanh thép gai để làm điện cực đất dạng cọc nhọn.

Đối với Cọc tiếp địa loại ống kim loại thì đường kính bắt buộc tối thiểu là 19mm. Và độ dày của ống bắt buộc tối thiểu là 2.45mm. Ngoài ra, điện cực ống thép cần phải mạ kẽm nóng. Hay được bảo vệ bằng các chất khác nhằm chống ăn mòn điện hoá. Và đặc biệt là chất liệu bắt buộc phải là loại ống rắn chắc.

Các tiêu chuẩn đạt chuẩn cọc tiếp địa
Các tiêu chuẩn đạt chuẩn

Tiêu chuẩn về thi công hệ thống cọc tiếp địa

Những tiêu chuẩn này được đề ra và quy định trong  phần 5, TCVN 9358:2012:

Cọc cần phải được cắm sâu hoàn toàn xuống dưới đất. Và cùng đất được lựa chọn để cắm phải là vùng đất liền thổ. Cần phải chèn, phủ đất hết toàn bộ chiều dài của cọc.

Độ sâu quy định để thi công cọc là khoảng từ 2,5m – 3m. Chúng ta có thể hàn nối các cọc lại với nhau. Nhằm tăng chiều dài của cọc với những trường hợp cần cọc trên 3m. Nhưng chúng ta cần chú ý không làm mất đi tính liên tục về.

Độ sâu lắp đặt điện cực xuống cọc nên rơi vào khoảng từ 0.5m tới 1.2m tính từ đỉnh cọc tới mặt đất liền thổ. Vì điện trở suất của đất sẽ giảm theo độ sâu. Chính vì thế, cần chọn lựa độ sâu thích hợp để lắp đặt điện cực lớn.

Khoảng cách giữa 2 cọc liên tiếp nhau được tính bằng 1 – 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất.

Khi tiến hành thi công đóng cọc cần phải đảm bảo an toàn. Tránh làm nguy hại đến những sinh hoạt xung quang. Và tuyệt đối không được làm cản trở đến sinh hoạt chung. Và cũng như không được gây ảnh hưởng đến các công trình ngầm đã và đang thi công.

thi công cọc tiếp địa
Thi công đạt chuẩn

Mua cọc tiếp địa an toàn ở đâu chất lượng, uy tín?

Bởi vì đây là những trang thiết bị bảo hộ cực kỳ nguy hiểm nên đòi hỏi chất lượng cao. Bên cạnh đó, còn phải đảm bảo các cọc được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn đặt ra. Bởi khi không đảm bảo được đúng những yêu cầu sẽ gây ra nhiều hậu quả không lường trước được. 

Tại Thảm Cách Điện, chúng tôi luôn đảm bảo đem những sản phẩm chất lượng, uy tín. Đạt chuẩn với những tiêu chuẩn, yêu cầu được đặt ra. Luôn mang đến sự bảo hộ tối đa cho khách hàng. Và trải nghiệm tốt nhất đến với người tiêu dùng. Chính vì vậy hãy đến với Thảm Cách Điện để trải nghiệm ngay nhé!

Đánh giá post

Trả lời

chat zalo goi lai chat facebook Voi Biển